BOOTICE là phần mềm tạo Boot cho thiết bị lưu trữ (ổ đĩa cứng, usb flash), quản lí phân vùng (format, active, hide) có khả năng chia usb ra 2 phân vùng khá hay, và cuối cùng là quản lí menu boot cho Windows 7 với file BCD . Đối với dân IT và các vọc sĩ thì phần mềm BOOTICE đã quá quen thuộc, không xa lạ gì. Với dung lượng cực nhỏ, chưa đến 1MB nhưng công dụng của nó lại rất lớn. Đối với việc quản lý phân vùng, thao tác với USB, và nhất là đối với việc tạo USB BOOT thì có lẽ không thể không nhắc tới BOOTICE. Với phần mềm này Bạn có thể nạp MBR(Master Boot Record) nạp PBR(Partition Boot Record) cho ổ đĩa, đối với những Bạn có thói quen dùng song song 2 hệ điều hành để tận dụng hết khả năng và lợi thế riêng của từngOSthì với BOOTICE mọi thao tác trở nên quá dễ dàng và hiệu quả mang lại cực kì lớn.
Hướng dẫn sử dụng BOOTICE
1. Tạo khả năng boot cho thiết bị
Một thiết bị lưu trữ bao giờ cũng gồm có MBR (Master Boot Record – Bản ghi khởi động chủ – quản lí việc khởi động của chính thiết bị đó) và PBR (Partition Boot Record – Bản ghi khởi động phân vùng – quản lí việc khởi động của riêng phân vùng). Như vậy để một thiết bị có thể khởi động trôi chảy, MBR và PBR phải được “nạp” đúng. MBR và PBR thông thường ít được biết đến nhưng lại được rất nhiều công cụ âm thầm sử dụng (nhất là các công cụ quản lý phân vùng, tạo boot hay thậm chí là các đĩa cài đặt Windows).
Đầu tiên chọn thiết bị lưu trữ cần “xử” ở mục Destination Disk, chọn Process MBR để nạp MBR
Có 3 loại MBR cần quan tâm là
+ Grub4dos: chuẩn boot mã nguồn mở, rất phổ biến mà dân mình hiện nay dùng để USB boot cứu hộ kiểu Hiren thay cho các loại đĩa CD, DVD.
+ Windows NT5x: là dòng Windows 2000, Windows XP.
+ Windows NT6x : là Windows Vista, Windows 7, 8.
Sau khi chọn hàng, bấm Install/Config rồi Save là OK.
- – - – - – - – - – - - – - – - – - – - – - - – - – - – - – - – - -
Tiếp đó là nạp PBR
Cũng vẫn thế chỉ có 3 kiểu PBR thông dụng :
+ Grub4dos : PBR kiểu này sẽ tìm và gọi file GRLDR trong phân vùng khởi động, kế đến là load menu.lst, các bạn chơi USB boot rành cái này quá rồi nhỉ.
+ NTLDR : cơ chế của riêng Windows XP, tìm file NTLDR để khởi động, đây là cách để sử lỗi "NTLDR is missing" hay gặp.
+ BOOTMGR : của Windows Vista/7/8, tìm file bootmgr, để khởi động, nếu bạn đang dùng windows XP, muốn cài hay ghost windows 7,8 thì bạn cần nạp PBR là BOOTMGR mới vào được win nhé!
2. Quản lí phân vùng
Mở BootICE, Chọn Ổ đĩa sau đó chọn Part Manager, Cửa sổ Partition Management.
Tại đây bạn có thể thực hiện được 1 số công việc với phân vùng ổ cứng. Có khá nhiều chức năng nhỏ nhwung quan trọng và hay dùng nhất là chức năng Active:
- Active: Phân vùng nào được active thì windows sẽ boot vào phân vùng đó, 1 số bạn ghost xong không vào được win, có thể do ổ mất active, bạn chỉ cần active lại là vào win bình thường.
Đối với máy tính nhiều hệ điều hành, có nhiều phân vùng Primary, MBR sẽ chỉ đọc đến PBR của phân vùng được Active, PBR các phân vùng còn lại không cần quan tâm. Như vậy bạn muốn khởi động phân vùng nào thì phải Active + nạp PBR cho nó, không được thiếu bước nào.
Các chức năng khác bạn cso thể tìm hiểu thêm như: Hide, Unhide (Ẩn, hiện phân vùng), Change ID, Assign, Remove Driver Letter: Format....
3. Quản lí menu boot, tạo Dualboot (1 máy nhiều hệ điều hành)
Để quan lý menuboot bạn chọn View/Edit
Tại đây bạn có thể Thêm, sửa xóa 1 menuboot, Tạo dualboot (1 máy chơi 3 4 win )...
Hướng dẫn cụ thể đã được khatmau_sr chụp và chú thích trên ảnh rồi nhé!
Ví dụ bạn đang dùng Windows XP ở Partition C, muốn tạo boot Windows 7 ở ổ D nữa thì bạn ghost file ghost windows 7 vào ổ D sau đó dùng BootICE add Windows Vista,7,8 boot entry, chọn Partition D sau đó save là máy tính của bạn đã có song song 2 windows XP và 7 rồi đó.
Bằng cách này bạn có thể tạo thêm nhiều menuboot cho windows tùy ý.
Edit xong mỗi mục bấm Save current system. Edit xong toàn bộ bấm Save Global setting -> Thoát
Mọi thắc mắc bạn cso thể post tại topic sẽ được giải đáp!
tác giả:khatmau+internet
Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/kinh-nghiem-xai-may-tinh/197969-huong-dan-su-dung-bootice-tao-usb-boot-nap-mbr-pbr-quan-ly-phan-vung.html#ixzz4M5RkCwhQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét