Chào mừng các bạn đến với Blog Thủ thuật máy tính của trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Các loại bản ghi trên DNS

Sau khi tìm hiểu sơ lược về các khái niệm trong DNS, bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu một số bản ghi ( Resource Record ) và chức năng của chúng trong hệ thống DNS.

1. SOA (Start of Authority)#

Trong mỗi tập tin cơ sở dữ liệu DNS phải có một và chỉ một record SOA (Start of Authority). Bao gồm các thông tin về domain trên DNS Server, thông tin về zone transfer.
Cú pháp :
$TTL 86400
@       IN SOA  masterdns.tuanda.com.     admin.tuanda.com. (
                                  2014090401    ; serial
                                        3600    ; refresh
                                        1800    ; retry
                                      604800    ; expire
                                       86400 )  ; TTL
  • masterdns.tuanda.com. giá trị DNS chính của tên miền hoặc máy chủ.
  • admin.tuanda.com. chuyển đổi từ dạng admin@tuanda.com, thể hiện chủ thể sở hữu tên miền này.
Serial : áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và có định dạng YYYYMMDDNN với YYYY là năm, MM là tháng, DD là ngày, NN là số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày. Luôn luôn phải tăng số này lên mỗi lần sửa đổi dữ liệu zone. Khi máy chủ Secondary liên lạc với máy chủ Primary, trước tiên nó sẽ hỏi số serial. Nếu số serial của máy Secondary nhỏ hơn số serial của máy Primary tức là dữ liệu zone trên Secondary đã cũ và sao đó máy Secondary sẽ sao chép dữ liệu mới từ máy Primary thay cho dữ liệu đang có.
Refresh : chỉ ra khoảng thời gian máy chủ Secondary kiểm tra sữ liệu zone trên máy Primary để cập nhật nếu cần. Giá trị này thay đổi tùy theo tuần suất thay đổi dữ liệu trong zone.
Retry : nếu máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong refresh (ví dụ máy chủ Primary bị shutdown vào lúc đó thì máy chủ Secondary phải tìm cách kết nối lại với máy chủ Primary theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry. Thông thường, giá trị này nhỏ hơn giá trị refresh).
Expire : nếu sau khoảng thời gian này mà máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary thì dữ liệu zone trên máy Secondary sẽ bị quá hạn. Khi dữ liệu trên Secondary bị quá hạn thì máy chủ này sẽ không trả lời mỗi truy vấn về zone này nữa. Giá trị expire này phải lớn hơn giá trị refresh và giá trị retry.
TTL (time to live) : giá trị này áp dụng cho mọi record trong zone và được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn. Mục đích của nó là chỉ ra thời gian mà các máy chủ name server khác cache lại thông tin trả lời.

2. NS (Name Server)#

Record tiếp theo cần có trong zone là NS (name server) record. Mỗi name server cho zone sẽ có một NS record. Chứa địa chỉ IP của DNS Server cùng với các thông tin về domain đó.
Ví dụ : Record NS sau :
cloud365.vn. IN NS ns1.zonedns.vn.
cloud365.vn. IN NS ns2.zonedns.vn.
Chỉ ra hai name servers cho miền Thực hiện bởi cloud365.vn.

3. Record A#

Là một record căn bản và quan trọng, dùng để ánh xạ từ một domain thành địa chỉ IP cho phép có thể truy cập website. Đây là chức năng cốt lõi của hệ thống DNS. Record A có dạng như sau:
cloud365.vn A 103.101.161.201
Tên miền con (subdomain):
sub.cloud365.vn A 103.101.161.201

4. Record AAAA#

Có nhiệm vụ tương tự như bản ghi A, nhưng thay vì địa chỉ IPv4 sẽ là địa chỉ IPv6.

5. Record PTR#

Hệ thống tên miền thông thường cho phép chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP. Trong thực tế, một số dịch vụ Internet đòi hỏi hệ thống máy chủ DNS phải có chức năng chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền. Tên miền ngược thường được sử dụng trong một số trường hợp xác thực email gửi đi.
Ví dụ về dạng thức một bản ghi PTR như sau:
90.163.101.103.in-addr.arpa IN PTR masterdns.tuanda.com.
đối với IPv4, hoặc đối với IPv6:
0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.d.c.b.a.4.3.2.1.3.2.1.0.8.c.d.0.1.0.0.2.ip6.arpa IN PTR masterdns.tuanda.com.

6. Record SRV#

Bản ghi SRV được sử dụng để xác định vị trí các dịch vụ đặc biệt trong 1 domain, ví dụ tên máy chủ và số cổng của các máy chủ cho các dịch vụ được chỉ định. Ví dụ:
_ldap._tcp.example.com. 3600  IN  SRV  10  0  389  ldap01.example.com.
Một Client trong trường hợp này có thể nhờ DNS nhận ra rằng, trong tên miền example.com có LDAP Server ldap01, mà có thể liên lạc qua cổng TCP Port 389 .
  • Các trường trong record SRV :
    • Tên dịch vụ service.
    • Giao thức sử dụng.
    • Tên miền (domain name).
    • TTL: Thời gian RR được giữ trong cache
    • Class: standard DNS class, luôn là IN
    • Ưu tiên: ưu tiên của host, số càng nhỏ càng ưu tiên.
    • Trọng lượng: khi cùng bực ưu tiên, thì trọng lượng 3 so với trọng lượng 2 sẽ được lựa chọn 60% (hỗ trợ load balancing).
    • Port của dịch vụ (tcp hay udp).
    • Target chỉ định FQDN cho host hỗ trợ dịch vụ.

7. Record CNAME (Canonical Name)#

Cho phép tên miền có nhiều bí danh khác nhau, khi truy cập các bí danh sẽ cũng về một địa chỉ tên miền. Để sử dụng bản ghi CNAME cần khai báo bản ghi A trước. Ví dụ bản ghi CNAME phổ biến nhất:
www   CNAME   example.com

mail CNAME example.com

example.com   A   103.101.161.201
Khi một yêu cầu đến địa chỉ www.example.com thì DNS sẽ tìm đến example thông qua bản ghi CNAME, một truy vấn DNS mới sẽ tiếp tục tìm đến địa chỉ IP: 103.101.161.201 thông qua bản ghi A.

8. Record MX#

Bản ghi MX có tác dụng xác định, chuyển thư đến domain hoặc subdomain đích. Bản ghi MX có dạng
example.com    MX    10    mail.example.com.
mail.example.com    A    103.101.161.201
Độ ưu tiền càng cao thì số càng thấp.
example.com MX 10 mail_1.example.com
example.com MX 20 mail_2.example.com
example.com MX 30 mail_3.example.com
Bản ghi MX không nhất thiết phải trỏ đến hosting – VPS- Server của người dùng. Nếu người dùng đang sử dụng dịch vụ mail của bên thứ ba như Gmail thì cần sử dụng bản nghi MX do họ cung cấp.

9. Record TXT#

Bản ghi TXT(text) được sử dụng để cung cấp khả năng liên kết văn bản tùy ý với máy chủ. Chủ yếu dùng trong mục đích xác thực máy chủ với tên miền.

10. Record DKIM#

Là bản ghi dùng để xác thực người gửi bằng cách mã hóa một phần email gửi bằng một chuỗi ký tự, xem như là chữ ký.
Khi email được gửi đi máy chủ mail sẽ kiểm so sánh với thông tin bản ghi đã được cấu hình trong DNS để xác nhận. Bản ghi DKIM có dạng:
    mail._domainkey.cloud365.vn     TXT  k=rsa;p=MIIBIjANBgkqhkiG9w0BA

11. Record SPF#

Record SPF được tạo ra nhầm đảm bảo các máy chủ mail sẽ chấp nhận mail từ tên miền của khách hàng chỉ được gửi đi từ server của khách hàng. Sẽ giúp chống spam và giả mạo email. Bản ghi SPF thể hiện dưới dạng:
cloud365.vn   SPF     "v=spf1 ip4:103.101.162.0/24 -all" 3600
Tùy vào hệ thống DNS mà có thể hiển thị bản ghi SPF hoặc TXT Với bản ghi SPF, máy chủ tiếp nhận mail sẽ kiểm tra IP của máy chủ gửi và IP của máy chủ đã đăng kí bản ghi SPF example.com. Nếu Khách hàng có nhiều máy chủ mail nên liệt kê tất cả trong bản ghi SPF giúp đảm bảo thư đến được chính xác và đầy đủ.
** Tài liệu tham khảo:
ftp://ftp.isc.org/www/bind/arm95/Bv9ARM.ch06.html#acache https://securitydaily.net/tim-hieu-he-thong-ten-mien-dns-domain-name-system/

Thực hiện bởi cloud365.vn
Written by Đoàn Anh Tuấn
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

Tìm hiểu và so sánh giữa MBR với GPT và BIOS với UEFI

Các khái niệm chi tiết về MBR, GPT, BIOS và UEFI khá dài dòng nên trong bài viết này mình muốn cung cấp thông tin khái quát và so sánh giữa MBR với GPT, BIOS với UEFI sao cho ngắn gọn dễ hiểu nhất.

So sánh giữa MBR với GPT

MBR và GPT đều là hai tiêu chuẩn của ổ cứng quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, sắp xếp và phân vùng ổ đĩa. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm để chuyển từ ổ cứng MBR sang GPT và từ ổ cứng GPT sang MBR. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa 2 chuẩn ổ cứng này.
MBRGPT
Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBMMới ra đời những năm gần đây
Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB)Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB)
Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩaHỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa
Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH WindowsChỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit
Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFIChỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI
Do ưu điểm vượt trội của GPT và hiện nay máy tính ngày càng rẻ, cấu hình CPU, RAM, ổ cứng ngày càng tăng lên đáp ứng được cấu hình Windows 64 bit nên các máy tính mới đều dần dần chuyển qua chuẩn GPT.

So sánh giữa BIOS và UEFI

[ads][/ads]BIOS (đầy đủ là Legacy BIOS) và UEFI (Apply gọi là EFI) đều là phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính của bạn, khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ kiểm tra máy tính các thông số card màn hình, Ram, CPU,.. và gửi thông số đó cho HĐH và sau đó máy tính sẽ khởi động.
Legacy BIOSUEFI
Ra đời từ 1975Mới ra đời từ 2005
Không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPTHỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT
Tốc độ khởi động trung bìnhTốc độ khởi động HĐH sẽ nhanh hơn nếu dùng chuẩn UEFI
Mọi chức năng của BIOS đều được UEFI hỗ trợ và có thêm nhiều ưu điểm vượt trội nên UEFI đang thay thế hoàn toàn BIOS. Bạn không thể chuyển đổi qua lại giữa BIOS và UEFI.

MBR/BIOS và GPT/UEFI

Các máy tính hiện này thường sử dụng theo cặp nếu dùng BIOS thì sẽ dùng ổ cứng chuẩn MBR còn nếu dùng UEFI thì sẽ dùng ổ cứng GPT. Bạn không thể dùng ổ cứng chuẩn GPT trên máy tính dùng BIOS nhưng có thể dùng cả hai chuẩn ổ cứng GPT và MBR trên UEFI. Tuy nhiên nếu sử dụng UEFI thì bạn nên dùng ổ cứng chuẩn GPT.
Khi bạn dùng GPT/UEFI thì tốc độ khởi động và tắt máy sẽ nhanh hơn đáng kể so với dùng MBR/BIOS hoặc MBR/UEFI.

Source: https://blogtinhoc.vn/tim-hieu-va-sanh-giua-mbr-voi-gpt-va-bios-voi-uefi.html
Đọc tiếp ...

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Tùy vào mỗi dòng máy tính mà chúng ta truy cập vào BIOS bằng những cách khác nhau. Sự khác biệt sẽ phụ thuộc vào việc bạn đang sử dụng một BIOS LEGACY hay BIOS UEFI mới hơn, hoặc thậm chí là cả 2.

Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa hai loại BIOS nói trên, mà ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách truy cập vào BIOS cho từng loại.

Hướng dẫn truy cập Legacy & UEFI BIOS
Nếu bạn không chắc chắn rằng máy tính của bạn đang sử dụng loại Legacy hoặc UEFI BIOS hoặc Legacy + UEFI, thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện kiểm tra.

Đa số mọi máy tính đều có cách truy cập vào BIOS mặc định bằng cách nhấn một phím nào đó, chẳng hạn như: DEL, F2, F8, F12, hoặc ESC khi máy tính của bạn vừa khởi động lên.

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Để biết chính xác phím bấm truy cập vào BIOS, thì bạn hãy để ý mỗi khi khởi động lên sẽ có một dòng thông báo xuất hiện khá nhanh ở phía bên dưới màn hình. Ở đây chúng tôi lấy ví dụ trên dòng máy Dell.
Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Như bạn có thể thấy rằng mặc dù là cùng dòng Dell nhưng cách khởi động BIOS của chúng là khác nhau.

Với UEFI BIOS thì người dùng sẽ không thể được truy cập với cách nhấn các phím trên bàn phím. Thay vào đó, bạn phải khởi động lại Windows trong một cách đặc biệt và sau đó đi qua một số tùy chọn menu. Để khởi động lại Windows, bấm vào Start và chọn Settings (biểu tượng bánh răng).

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Chọn Next & Security

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Sau đó bấm vào Recovery trong menu bên trái và sau đó nhấn vào nút Restart ở mục Advanced startup.Điều này sẽ khởi động lại máy tính của bạn và tải các tùy chọn Recovery nâng cao. Ở đây bạn nhấn vào Troubleshoot.


Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Tiếp theo nhấn chọn Advanced Options.

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Cuối cùng ta chọn UEFI Firmware Settings.

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Nếu bạn không thấy tùy chọn này, có nghĩa là máy tính của bạn không phải là UEFI BIOS. thay vào đó bạn sẽ phải khởi động bằng cách sử dụng nhấn phím khởi động. Lưu ý rằng nếu BIOS của bạn được thiết lập theo chuẩn UEFI + Legacy BIOS, sau đó bạn sẽ có thể truy cập BIOS theo cả 2 cách.

Thay đổi thứ tự khởi động
Bây giờ chúng ta đã tìm ra cách để truy cập vào BIOS, hãy thay đổi thứ tự khởi động trong Windows. Đầu tiên ta hãy truy cập vào BIOS của máy tính.

Ví dụ, trên máy tính Dell của tôi, khi tôi nhấn F12 cho Boot Options, tôi có màn hình sau đây:

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Ở trên bạn có thể nhìn thấy rằng, hệ thống sẽ mang đến 2 tiêu chuẩn UEFI + Legacy với các tuỳ chọn Legacy Options và UEFI Options.

Như bạn có thể nhìn thấy từ danh sách dưới đây, có rất nhiều lựa chọn. Về cơ bản, BIOS có tất cả các tùy chọn UEFI và Legacy được liệt kê. Vì vậy, nếu bạn có một ổ cứng UEFI cùng với một ổ cứng Legacy, bạn có thể chọn thứ tự khởi động cho tất cả các thiết bị.

Hướng dẫn truy cập BIOS tiêu chuẩn UEFI và Legacy

Khi bạn đang ở trong màn hình BIOS để khởi động, bạn sẽ thấy hướng dẫn làm thế nào để thay đổi thứ tự. Đôi khi bạn sử dụng các phím mũi tên lên và xuống, đôi khi có thể là các phím PgUp và PgDown, lần khác bạn chỉ cần chọn Boot Option #1, như trên, và chọn các thiết bị khởi động đầu tiên, vv Phương pháp này phụ thuộc vào nhà sản xuất bo mạch chủ, do đó, hãy thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình.

Vforum.vn (theo Online-tech-tips)

Đọc tiếp ...

Cách Fix boot EFI, sửa lỗi do mất phân vùng EFI ( chuẩn UEFI )

Trong bài viết trước thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách tạo phân vùng boot EFI (ESP) cho máy tính chạy chuẩn UEFI rồi.

Và để tiếp tục cho những câu hỏi mà độc giả đã comment hỏi mình về cách sửa lỗi khởi động máy tính chạy chuẩn UEFI/GPT do lỡ tay xóa mất phân vùng BOOT hoặc là vì một lý do nào đó mà phân vùng đó bị lỗi chẳng hạn. Mình nghĩ đây là một bài viết rất thực, vì trường hợp mất phân vùng boot EFI (ESP) không phải là ít người bị đâu.

Cần chuẩn bị những gì ?

Để cứu hộ máy tính thì chúng ta không thể tay không bắt giặc được. Đầu tiên vẫn là bước chuẩn bị quen thuộc, đối với trường hợp sửa lỗi boot EFI thì bạn hãy chuẩn bị các công cụ và kiến thức sau đây.
  1. Tạo usb boot đa năng: Mình sẽ sử dụng chiếc usb boot này để Fix lỗi, bản này có các công cụ cần thiết nên mình khuyến khích các bạn nên sử dụng nhé.
  2. Kiến thức cần chuẩn bị: Cách vào Mini Windows (Win PE) để sửa lỗi.
=> Vâng, đó là 2 kiến thức bạn cần phải biết trước khi làm các bước tiếp theo.

Làm thế nào để Fix Boot cho máy tính chạy chuẩn UEFI ?

Trong bài hướng dẫn này thì mình sẽ chia sẻ với các bạn 2 cách để thực hiện Fix boot cho phân vùng EFI. Bạn có thể sử dụng theo cách nào cũng được. Tuy nhiên, bạn hãy thực hiện theo từng bước 1, đọc các bài viết mà mình đã liên kết đến để quá trình sửa lỗi được diễn ra thuận lợi nhất nhé.

Cách 1: Sử dụng phần mềm Macrium Reflect để Fix boot UEFI

+ Bước 1: Truy cập vào Mini Windows để bắt đầu làm.
Nếu như bạn đã lỡ tay xóa mất phân vùng EFI (hoặc là ESP) thì bạn phải tạo lại phân vùng này trước. Cách tạo phân vùng EFI thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết rồi, nếu như bạn chưa biết cách làm thì xem lại bài hướng dẫn tạo phân vùng boot EFI nhé.
Note: Phải có phân vùng boot EFI thì chúng ta mới làm tiếp được.  (Khuyên các bạn nên sử dụng phần mềm Partition Winzard để tạo nhé, chính là Cách 2 trong liên kết bên trên đó.)
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (1)
+ Bước 2: Bạn mở phần mềm Macrium Reflect lên => nhấn OK để đồng ý.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (2)
+ Bước 3: Bạn chuyển qua tab Restore => chọn Fix Windows boot Problems như hình bên dưới.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (3)
+ Bước 4: Chương trình đang dò tìm các hệ điều hành có trên máy tính của bạn. Bạn đợi 1 lát để nó quét nhé.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (4)
+ Bước 5: Như các bạn đã thấy, chương trình đã tìm thấy trên máy tính hệ điều hành Windows 10 mà mình đang sử dụng. Bạn nhấn chọn hệ điều hành đó => sau đó nhấn Next.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (5)
+ Bước 6: Nhấn Finish để bắt đầu sửa lỗi.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (6)
+ Bước 7: Bạn để ý có dấu tích màu xanh ở dòng số 1 và số 3 là OK => nhấn Yes để thực hiện khởi động lại máy tính.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (7)

Cách 2: Sử dụng phần mềm Easy UEFI để Rebuild phân vùng EFI

+ Bước 1: Bạn cũng phải truy cập vào Mini Windows.
Tạo phân vùng boot EFI nếu như trước đó bạn đã lỡ tay xóa nhầm. Làm như cách số 1 mình vừa nói bên trên.
Sau đó mở phần mềm EasyUEFI có trên Mini Windows ra.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (8)
+ Bước 2: Sau đó, tại cửa sổ chính của phần mềm EasyUEFI thì bạn hãy nhấn vào lựa chọn Manage EFI System Partition như hình bên dưới.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (12)
+ Bước 3: Tiếp tục bạn hãy lựa chọn tính năng Rebuild EFI System Partition.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (9)
+ Bước 4: Tại phần:
  • Please select the destination disk (1)  : Bạn hãy chọn ổ cứng chứa hệ điều hành mà bạn đang bị lỗi.
  • Please select the boot partition (2) : Có nghĩa là chọn phân vùng khởi động: Bạn chọn phân vùng ổ C, ổ chứa hệ điều hành.
  • Please select the efi system partition (ESP) you want (3) : Vui lòng chọn phân vùng hệ thống efi (ESP) mà bạn muốn: Tại đây bạn chọn phân vùng EFI (có định dạng FAT32).
=> Sau khi thiết lập xong thì bạn nhấn Rebuild để tiến hành Fix lỗi khởi động cho phân vùng EFI.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (10)
+ Bước 5: Nhấn Yes để đồng ý. Và quá trình Rebuild sẽ bắt đầu diễn ra. Bạn vui lòng chờ trong ít phút.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (11)
+ Bước 6: Thông báo thành công, bây giờ thì bạn có thể khởi động lại máy tính để xem kết quả rồi đấy.
cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi (13)
Lời kết
OK, như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách fix boot EFI, sửa lỗi phân vùng khởi động cho chuẩn UEFI rồi nhé.

Source: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/cach-fix-boot-efi-cho-chuan-uefi.html
Đọc tiếp ...

Cách tạo phân vùng boot EFI, MSR và Recovery cho chuẩn UEFI/GPT

Trong quá trình sử dụng các phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng như Partition Winzard hay AOMEI Partition Assistant… thì nhiều bạn có hỏi mình về mấy phân vùng có dung lượng < 500 MB nằm trước phân vùng ổ C (ổ chứa hệ điều hành ) là gì ? Và có nên xóa những phân vùng này đi không ?

Vâng, câu trả lời sẽ có ngay trong bài hướng dẫn này. Nếu chư bạn chưa biết ý nghĩa của những phân vùng này thì đây chính là bài viết tuyệt vời dành cho bạn. Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các phân vùng có dung lượng nhỏ hơn 500 MB này nhé (bao gồm các phân vùng như EFI, MSR và Recovery)

Phân vùng EFI (ESP) là gì ?

EFI hoặc là ESP là phân vùng boot khởi động của hệ điều hành Windows chuẩn UEFI. Phân vùng này được tạo ra khi chúng ta cài mới Windows . Đây là phân vùng cực kỳ quan trọng của hệ điều hành Windows, nó giúp máy tính có thể boot vào được màn hình Desktop để chúng ta có thể sử dụng được, một khi phân vùng này bị lỗi thì bạn sẽ không thể khởi động vào được máy tính và có thể sẽ xuất hiệu các thông báo lỗi đại loại như Operating System Not Found …
Các phân vùng < 500 MB này thường là các phân vùng ẩn, có nghĩa là bạn sẽ không nhìn thấy khi vào This PC (Computer). Bạn chỉ có thể nhìn thấy các phân vùng này khi và Disk Managerment của Windows hoặc thông qua cac phần mềm quản lý phân vùng.
Phân vùng EFI System (ESP) có định dạng là FAT32, đây là điều bắt được để có thể boot thành công vào máy tính chạy chuẩn UEFI.

Có nên xóa phân vùng EFI không ?

Như mình đã nói bên trên, các phân vùng này rất quan trọng chính vì thế các bạn tuyệt đối không được xóa các phân vùng này nhé.
Nhiều bạn mới sử dụng máy tính hoặc mới tìm hiểu về cách tối ưu máy tính nên lỡ tay xóa hết các phân vùng có dung lượng nhỏ này đi để làm gọn gàng ổ cứng của mình, điều này vô tình gây ra lỗi hệ thống và nó khiến bạn không thể truy cập vào Windows được nữa.

Cách tạo lại phân vùng boot EFI (ESP)

Trong bài hướng dẫn trước mình đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng phần mềm WinNTSetup để cài Win chuẩn UEFI một cách cực kỳ đơn giản rồi. Tuy nhiên nhiều bạn lại gặp trường hợp đó là ổ cứng không có phân vùng nào < 500 MB cả nên họ bị bí ở bước tiếp theo.
Hoặc là cách ghost chuẩn UEFI bằng phần mềm Acronis True Image cũng vậy, nhiều bạn cũng thắc mắc là không tìm thấy phân vùng nào < 500 MB để chọn cả.
Vâng, nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp này thì đây là lần cuối bạn phải đối mặt với nó. Bởi vì sau bài viết này thì bạn có thể xử lý một cách đơn giản rồi 😛

Cần chuẩn bị những gì ?

Không có gì nhiều, bạn hãy tạo usb boot đa năng này ! Chỉ cần chiếc USB BOOT này thôi là bạn có thể cứu hộ máy tính trong đa số các trường hợp rồi.

Cách 1: Tạo phân vùng EFI bằng lệnh CMD

Okay, sau khi bạn đã có USB BOOT rồi thì bây giờ bắt đầu làm chứ nhỉ. Các bước cũng tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu bạn mới tập tành cứu hộ máy tính thì cũng phải mất một thời gian để tìm hiểu các bước đó.
Note: Trường hợp này là mình hướng dẫn cho các bạn cách tạo lại phân vùng boot EFI (ESP) để bạn có thể cài lại Windows bằng WinNTSetup hoặc ghost lại Windows bằng Acronis True Image nhé. Tức là chúng ta sẽ xóa bỏ hệ điều hành cũ và cài mới lại Windows.
+ Bước 1: Bạn hãy truy cập vào WinPE ( Mini Windows ) => sau đó mở phần mềm Partition Winzard lên.
Note: Bạn có thể tham khảo bài viết cách sử dụng Partition Winzard nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về phần mềm này !
+ Bước 2: Như bạn có thể thấy ở hình bên dưới, không có phân vùng boot nào đứng trước ổ C, ổ chứa hệ điều hành cả. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể truy cập vào được Windows.
Bây giờ bạn hãy thực hiện xóa phân vùng mà bạn muốn cài Win đi, thường là phân vùng chứa hệ điều hành cũ (ổ C).
Thực hiện: Nhấn chuột phải vào phân vùng ổ C => chọn Delete để xóa phân vùng.
tao-phan-vung-boot-efi (3)
+ Bước 3: Nhấn Apply ở góc trái trên cùng để áp dụng thay đổi. Bạn nhớ phải nhấn Apply thì mới có hiệu lực nhé.
Sau khi Delete phân vùng ổ C xong chúng ta sẽ có 1 phân vùng chưa được định dạng (Unallocated) như hình bên dưới.
tao-phan-vung-boot-efi (4)
+ Bước 4: Bây giờ bạn hãy nhấn vào nút Start => tìm kiếm với từ khóa cmd => nhấn chuột phải và chọn Run as administrator để chạy với quyền quản trị.
tao-phan-vung-boot-efi (2)
+ Bước 5: Sử dụng lần lượt các lệnh sau để tạo phân vùng EFI cho ổ cứng là phân vùng boot khởi động.
Note: Sau mỗi lệnh bạn nhấn Enter để thực hiện nhé !
diskpart
list disk               (lệnh hiển thị ổ cứng và các thiết bị ngoại vi đang kết nố với máy tính)
select disk           ( lệnh chọn ổ cứng, các bạn nhìn vào dung lượng ổ cứng để xác định ổ cứng máy tính nhé, trong hình bên dưới mình sẽ nhập là select disk 0 )
create partition EFI size=500     (lệnh này giúp bạn tạo ra phân vùng có dung lượng 500 MB)
format quick fs=fat32 label=EFI     (lệnh này sẽ format phân vùng vừa tạo với định dạng FAT32 và có tên là EFI)
tao-phan-vung-boot-efi (5)
+ Bước 6: Bạn mở lại phần mềm Mini Tools Partition Winzard để xem kết quả nhé. Nếu tạo thành công thì sẽ xuất hiện 1 phân vùng EFI có định dạng là FAT32 và dung lượng là 500 MB như hình bên dưới.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (6)
Okay, bây giờ thì bạn có thể thực hiện Ghost lại máy tính bằng phần mềm Acronis True image hoặc là cài Win bằng WinNTSetup với chuẩn UEFI/GPT rồi đấy.

Cách 2: Tạo phân vùng boot EFI (ESP), MSR và Recovery bằng Partition Winzard

Okay, nếu như bạn không thích sử dụng lệnh thì có thể sử dụng phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng quen thuộc đó là Partition Winzard để làm việc này để làm việc này một cách dễ dàng.
Note: Với cách làm này thì bạn có thể giữ được hệ điều hành Windows hiện tại. Ví dụ hệ điều hành bạn đang là Windows bản quyền, và chạy vẫn mượt. Chỉ có điều là bạn lỡ tay xóa nhầm phân vùng boot EFI, chính vì thế đây cũng chính là cách Fix lỗi mất boot cho máy tính chạy chuẩn UEFI.
Thực hiện:
Bạn mở phần mềm Partition Winzard ra => nhấn chuột phải vào phân vùng ổ C (phân vùng chứa hệ điều hành) => chọn Move/ Resize
cach-tao-phan-vung-boot-efi (7)
Bạn hãy chia ra khoảng 700 MB – 1000 MB bằng cách:
  1. Tại phần Unallocated Space Before: Ban chọn đơn vị là MB.
  2. Tiếp theo, đặt con trỏ chuột vào vị trí như hình bên dưới, sau đó kéo từ trái sang phải, lấy khoảng 700 – 1000 MB.
  3. Nhấn OK để đồng ý.
Lưu ý: Các phân vùng khởi động của máy tính chuẩn UEFI đều phải nằm trước phân vùng hệ điều hành. Chính vì thế các bạn hãy làm chính xác bước này nhé.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (8)
Okay, một phân vùng mới vừa được tạo ra có dung lượng 1.1 GB (1000 MB) như hình bên dưới.

+ Bước 1: Tạo phân vùng MSR

Bạn nhấn chuột phải vào phân vùng vừa mới được chia đó => chọn Create để tạo mới 1 phân vùng.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (9)cach-tao-phan-vung-boot-efi (9)
Tiếp theo, ở cửa sổ Create New Partition bạn nhập các thông tin như hình bên dưới.
  • Driver Latter: Bạn để là None.
  • Partition Label: Bạn đặt tên là MSR.
  • Size And Location: Bạn đặt con trỏ chuột để nó xuất hiện mũi tên 2 chiều như hình bên dưới =>  kéo từ trái qua phải và giữ lại tầm 20 - 100 MB thôi.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (10)

+ Bước 2: Tạo phân vùng boot EFI cho chuẩn UEFI

Thực hiện: 
Nhấn chuột phải vào phân vùng Unallocated => chọn Create.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (11)
Bây giờ bạn hãy thiết lập chính xác như sau:
  1. Partition Label: Bạn đặt tên phân vùng này là EFI.
  2. Create As: Bạn để là Primary.
  3. Drive Letter: Bạn để là None.
  4. File System: Bạn để là FAT32.
  5. Kéo theo hướng mũi tên từ trái qua phải, bạn lấy khoảng 200 MB làm phân vùng boot.
  6. Sau đó nhấn OK để đồng ý.
huong-dan-tao-phan-vung-boot-efi-1

+ Bước 3: Tạo phân vùng Recovery cho ổ cứng GPT

Tiếp tục, ở phân vùng trống (chưa được định dạng) còn lại, chúng ta sẽ để làm phần vùng Recovery. Phân vùng này sẽ giúp bạn Reset lại Winsửa lỗi khởi động khi bị lỗi Windows.
Thực hiện:
Bạn nhấn vào phân vùng Unallocated => chọn Create như hình bên dưới.
huong-dan-tao-phan-vung-boot-efi-2
Bạn thiết lập như sau:
  • Partition Label: Bạn đặt tên là RECOVERY.
  • Drive Letter: Bạn để là None
  • Nhấn OK để đồng ý.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (14)
+ Bước 5: Bạn hãy nhấn vào nút Apply => chọn YES để đồng ý thực hiện toàn bộ quá trình thực hiện bên trên.
Tốt nhất là sau mỗi bước làm thì bạn nên nhấn Apply để áp dụng thay đổi luôn, ở đây nếu mình hướng dẫn như vậy thì bài viết sẽ rất dài và sẽ gây rối hơn. Chính vì thế mình mới làm xong rồi nhấn Apply một thể.
huong-dan-tao-phan-vung-boot-efi-3
Đợi 1 lát để chương trình làm nhiệm vụ của nó.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (16)
Okay, đã xong. Các phân vùng đã được tạo thành công.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (17)
+ Bước 6: Bây giờ chúng ta sẽ thay đổi ID cho từng Partition mà chúng ta vừa tạo để nó về đúng với định dạng và chức năng của nó.
Thực hiện:
Chọn phân vùng RECOVERY => chọn Change Partition Type ID như hình bên dưới.
huong-dan-tao-phan-vung-boot-efi-4
Cửa sổ Change Partition Type ID xuất hiện, đối với phân vùng RECOVERY thì bạn chọn ID là Windows - Recovery Environment => chọn YES.
Note: Bạn có thể nhìn vào mã đứng trước để tìm cho nhanh.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (19)
+ Bước 7: Tiếp tục, chọn phân vùng EFI => nhấn vào Change Partition Type ID
huong-dan-tao-phan-vung-boot-efi-5
Tiếp tục gán ID cho phân vùng EFIEFI System Partition => chọn Yes để đồng ý.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (21)
+ Bước 8: Chọn phân vùng MSR => chọn tính năng Change Parition Type ID
cach-tao-phan-vung-boot-efi (22)
Bạn gán ID cho phân vùng này là Windows - Microsoft Reserved Partition => chọn Yes.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (23)
+ Bước 9: Bạn hãy nhấn vào nút Apply như hình bên dưới để áp dụng toàn bộ thay đổi bên trên.
cach-tao-phan-vung-boot-efi (24)
+ Bước 10: Các phân vùng đã về với đúng chức năng của nó.
huong-dan-cach-tao-phan-vung-boot-efi-6
Như vậy là xong rồi đó. Trong bài hướng dẫn sau mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách Fix boot phân vùng EFI để sửa các lỗi liên quan đến khởi động trên máy tính chuẩn UEFI.
Lời kết
Vâng, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn tạo phân vùng boot EFI (ESP) bằng lệnh cmd và bằng phần mềm Partition Winzard rồi nhé.
Một bài viết mất khá nhiều thời gian của mình, nếu như bạn còn cách nào hiệu quả khác nữa thì đừng ngần ngại mà chia sẻ ngay dưới bài viết này nhé để anh em cùng trao đổi, học hỏi nhau nhé.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Đọc tiếp ...